Dưới đây là những bí mật đằng sau những cảnh quay phá xe hoành tráng có thể bạn chưa biết:
Vỏ
Một chiếc xe trông bắt mắt ở bên ngoài không có nghĩa là nó chứa đựng các thành phần sản xuất tiêu chuẩn bên trong. Không có cách nào nhanh hơn đó là làm một lớp vỏ nhựa như thật để cắt giảm chi phí tối đa khi… phá xe.
Đánh tráo góc nhìn
Những gì bạn nhìn thấy trong một cuộc rượt đuổi đây kịch tính bằng ô tô hoặc đậu trên đường có thể là một chiếc ô tô sản xuất thật, sang trọng, nhưng những gì bị hỏng hoặc phát nổ trong tích tắc sau đó lại không phải như vậy.
Với cách sử dụng kỹ thuật chỉnh sửa và vị trí, góc máy quay, các nhà làm phim có thể chuyển chiếc xe đẹp sang một chiếc xe trông tương tự nhưng bị hỏng vào đúng thời điểm một cách tài tình.
Loại bỏ
Nếu các nhà làm phim cam kết sử dụng một chiếc ô tô nhất định trên màn ảnh hoặc các nhà tài trợ ô tô muốn một số mô hình nhất định được làm nổi bật, giải pháp hợp lý được đưa ra đó là loại bỏ các thành phần đắt tiền nhất và chỉ sử dụng một phần là giải pháp tối ưu khi phá xe.
Kỹ xảo
Hiện tại, đây là phương án tối ưu được nhiều nhà làm phim ưa chuộng. Bởi thay vì cần một chiếc xe thật phát nổ, trong nhiều trường hợp, những đoàn xe bị phá hủy trong một trận đại hồng thủy chỉ là một hình ảnh động kỹ thuật số do máy tính tạo ra để trông giống như thật.
Xe đã hư hỏng
Trong nhiều trường hợp, những siêu xe đắt tiền thực chất là những chiếc xe được mua ở… các bãi phế liệu sau đó về được tút tát lại một cách khéo léo. Đây cũng là một cách có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
Tuy nhiên, thực tế vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ trong đó những chiếc siêu xe thực sự bị phá hủy, đặc biệt là trong các bộ phim bom tấn kinh phí lớn như The Fast and the Furious hoặc loạt phim James Bond, các nhà làm phim tự hào và nổi tiếng sẵn sàng chi hàng chục triệu USD để phá xe.