Theo South China Morning Post, vào ngày 24/10 vừa qua, doanh nhân Johnny Cheung được cho là đã bán một chỗ đậu xe rộng đúng 12,5 mét vuông với giá 969.000 USD (22,5 tỷ đồng) cho một người mua chưa được xác nhận. Mức giá này được xem là đắt gấp 3 lần so với giá nhà trung bình ở Hồng Kong. Mà giá nhà tại đây đã được xếp hạng là đắt nhất thế giới trong 9 năm liên tiếp, theo dữ liệu của CBRE.
Chỗ đậu xe này nằm phía trước The Center, một tòa tháp văn phòng cao 79 tầng ở khu phố trung tâm sầm uất của Hồng Kông. Các công ty như DBS Bank và công ty luật Robertsons Solicitor đều có văn phòng tại đây.
Cheung sở hữu bốn trong số 400 chỗ đỗ xe ô tô tại The Center và trước đó đã bán ba chỗ đỗ khác với một số tiền có sáu chữ số.
Là một trong những hòn đảo đông dân nhất thế giới, Hồng Kông từ lâu vẫn là có chỗ đỗ xe giá đắt đỏ. Trước đó, một chỗ đỗ xe được bán ra với mức giá được cho là đắt nhất thành phố là 760.000 USD (17,6 tỷ đồng), vị trí trước một tòa nhà chung cư cao cấp Kowloon hồi năm 2018.
Bãi đậu xe ô tô đã trở thành một biểu tượng và được các doanh nhân đầu tư nhằm kiếm lời khi bán lại ở Hồng Kông. Giá các ô trong bãi đậu xe ở Hồng Kông đã vượt quá so với thị trường nhà ở trong hàng chục năm qua, trong bối cảnh nguồn cung bị thu hẹp và thị trường lại sôi động.
Không có nhiều bãi đậu xe trong các tòa tháp văn phòng, vì vậy giá cả luôn ở mức cao. Tòa tháp văn phòng The Center là nơi mà đoàn làm bộ phim bom tấn Hollywood 2007 Bat Man: The Dark Knight đã từng đến quay, chỉ có 402 chỗ đậu xe, và có 1,2 triệu m2 không gian văn phòng.
Không chỉ có giá đỗ xe đắt đỏ, chỉ số chi phí sinh hoạt hàng năm Mercer đã gọi Hồng Kông là thành phố đắt đỏ nhất thế giới trong năm 2018 và 2019.
Trong khi đó, công ty bất động sản CBRE báo cáo giá nhà trung bình ở Hồng Kông thuộc hàng đắt nhất thế giới, hơn cả Singapore, London và thành phố New York.
Đối với các nhân viên văn phòng không có khả năng chi trả một chỗ chỗ đỗ xe tại The Center, họ sẽ dùng phương tiện tàu điện ngầm MTR để di chuyển, mức giá khoảng dưới 10 USD (232.000 đồng).