Tăng nặng xử phạt người đi xe gắn máy vi phạm để răn đe

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 100/2019 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đường bộ, đường sắt. Trong đó, Bộ GTVT đề xuất bổ sung tăng nặng nhiều mức phạt đối với các hành vi vi phạm để răn đe.

Dự thảo sửa đổi Nghị định 100/CP/2019 đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt liên quan đến người điều khiển xe máy, nhất là không có giấy phép lái xe (GPLX), bảo hiểm trách nhiệm dân sự...
Dự thảo sửa đổi Nghị định 100/CP/2019 đề xuất tăng nặng nhiều mức phạt liên quan đến người điều khiển xe máy, nhất là không có giấy phép lái xe (GPLX), bảo hiểm trách nhiệm dân sự...  

Nghị định 100/CP hiện nay chỉ quy định một mức xử phạt hành vi người điều khiển mô tô, xe máy không có GPLX hoặc GPLX không do cơ quan có thẩm quyền cấp, bị tẩy xóa hoặc không hợp lệ, với mức xử phạt từ 800.000 - 1,2 triệu đồng, dự thảo sửa đổi Nghị định 100/CP dự kiến tăng lên 1 - 2 triệu đồng.

Bên cạnh đó, mức phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng được đề xuất áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Đáng chú ý, người đi xe gắn máy trên 175 cm3, xe mô tô ba bánh mà không có GPLX hoặc GPLX không hợp lệ hiện bị phạt 3 - 4 triệu đồng, dự kiến tăng 4 - 5 triệu đồng. Người đi xe máy không biển số, biển không rõ chữ số, che biển số, dán thêm làm thay đổi chữ hoặc màu sắc của chữ số sẽ bị phạt 1 - 2 triệu đồng, tăng gấp 10 lần hiện nay.

Dự thảo Nghị định cũng tăng mức phạt từ 400.000 - 600.000 đồng lên 500.000 - 700.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.

Bên cạnh đó, người điều khiển mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiện nay bị phạt 200.000 - 300.000 đồng, dự thảo Nghị định sửa đổi đề xuất tăng lên 400.000 - 600.000 đồng.

Theo Bà Hoàng Hồng Hạnh, Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế - Thanh tra (Tổng cục Đường bộ Việt Nam - Bộ GTVT), việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi không có GPLX hoặc sử dụng GPLX hết hạn, nhằm ngăn chặn tình trạng người vi phạm không xuất trình GPLX, chấp nhận nộp phạt thay vì phải tước GPLX. Thực tế hiện nay, một số hành vi vi phạm có mức phạt tiền cao, thời gian tước quyền sử dụng GPLX dài, nên nhiều trường hợp vi phạm cố tình không xuất trình GPLX, khai báo mất để trốn tránh việc bị tước GPLX...

Theo Báo Tin tức

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.