Đây được xem là một phần chiến lược nhằm thích ứng với sự nổi lên của xe chạy điện và sự giảm tốc của thị trường xe toàn cầu.
Trong một thế giới không ngừng biến động, ngành công nghiệp ô tô cũng liên tục thay đổi để thích nghi. Các thỏa thuận hợp tác hoặc sáp nhập giữa các hãng xe, như thỏa thuận Fiat Chrysler-PSA, là một phần của sự thay đổi đó.
Dưới đây là những vụ hợp tác quan trọng trong ngành công nghiệp ô tô toàn cầu trong hơn 30 năm trở lại đây mà hãng tin Reuters điểm lại:
Tháng 12/2019: Fiat Chrysler và PSA đạt thỏa thuận ràng buộc về hợp nhất hai hãng xe có tổng giá trị vốn hóa 50 tỷ USD. Kết quả của vụ hợp nhất này sẽ là một hãng xe lớn thứ tư thế giới về doanh số. Theo dự kiến, thỏa thuận sẽ hoàn tất sau 12-15 tháng.
Hồi tháng 3/109, Fiat Chrysler đề xuất hợp nhất một một hãng xe Pháp khác là Renault, nhưng rồi rút lại đề xuất sau khi Chính phủ Pháp đặt ra một số yêu cầu nhượng bộ mà Fiat Chrysler khó đáp ứng.
Trước đó, vào tháng 9/2015, Tổng giám đốc (CEO) khi đó của Fiat Chrysler là ông Sergio Marchionne viết một bức email gửi Tổng giám đốc General Motors (GM), bà Mary Barra, đề nghị xem xét hợp nhất hai hãng xe nhưng bị từ chối.
Tháng 10/2018: Hãng xe Nhật Bản Honda tuyên bố sẽ đầu tư 2,57 tỷ USD và nắm cổ phần 5,7% trong bộ phận xe không người lái của hãng xe Mỹ General Motors (GM).
Tháng 6/2018: Hãng Ford của Mỹ và Volkswagen của Đức công bố một liên minh về xe thương mại, nhưng hai bên cho biết không có kế hoạch hoán đổi cổ phiếu hay thiết lập một cấu trúc sở hữu chéo nào.
Tháng 2/2018: Chủ tịch Li Shufu của hãng xe Trung Quốc Geely tiết lọ đã mua cổ phần 9,69% trong hãng xe Đức Daimler, công ty mẹ của thương hiệu Mercedes-Benz. Trị giá của thương vụ này vào khoảng 9 tỷ USD.
Tháng 1/2018: Hai hãng xe Nhật Mazda và Toyota tuyên bố sẽ một nhà máy liên doanh 1,6 tỷ USD ở bang Alabama của Mỹ vào năm 2021. Theo thỏa thuận hợp tác này, Toyota sẽ nắm cổ phần 5% trong Mazda.
Tháng 8/2017: Hãng GM bán hai thương hiệu của hãng tại thị trường châu Âu là Opel và Vauxhall cho PSA với giá 2,2 tỷ Euro.
Tháng 5/2016: Hãng xe Nhật Nissan mua cổ phần 34% trong đối thủ đồng hương Mitsubishi với giá 2,2 tỷ USD.
Tháng 1/2016: Toyota - khi đó đã nắm 51,2% Daihatsu - mua nốt số cổ phần còn lại trong hãng này với giá 3 tỷ USD, thanh toán bằng cổ phiếu.
Tháng 4/2015: Chính phủ Pháp nâng nắm giữ cổ phần trong Renaul từ 15% lên 19,74% nhằm ngăn Nissan gia tăng ảnh hưởng đối với Renault trong liên minh Renault-Nissan-Mitsubishi.
Tháng 1/2014: Fiat thâu tóm nốt cổ phần 41,46% trong Chrysler với giá 4,35 tỷ USD.
Tháng 7/2012: Volkswagen giành quyền kiểm soát Porsche.
Tháng 4/2010: “Sếp tổng” Carlos Ghosn của liên minh Renault-Nissan và CEO Dieter Zetsche của Daimler công bố thỏa thuận liên minh với tỷ lệ sở hữu chéo cổ phần khoảng 3%.
Tháng 3/2010: Hãng xe Zhejiang Geely của Trung Quốc mua hãng xe Thụy Điển Volvo với giá 1,8 tỷ USD.
Năm 2008: Tập đoàn Tata của Ấn Độ mua thương hiệu Jaguar và Land Rover từ Ford với giá 2,3 tỷ USD.
2007: Daimler bán cổ phần 80% trong Chrysler cho công ty đầu tư cổ phần tư nhân Cerberus với giá 5,5 tỷ USD.
Tháng 3/2000: Ford mua thương hiệu Land Rover từ hãng BMW với giá 2,7 tỷ USD. Tuy nhiên, BMW tiếp tục nắm thương hiệu Mini.
Tháng 3/1999: Renault và Nissan ký thỏa thuận liên minh, theo đó Renault nắm cổ phần 44,4% trong Nissan, còn Nissan nắm cổ phần 15% trong Renault.
Tháng 1/1999: Hãng Ford mua hãng xe Thụy Điển Volvo với giá 6,45 tỷ USD.
Tháng 9/1998: Volkswagen mua Lamborghini.
Tháng 7/1998: Volkswagen mua Bentley và Bugatti.
Tháng 5/1998: Daimler-Benz mua Chrysler với giá 36 tỷ USD.
Thang 1/1994: BMW mua Rover với giá 800 triệu Bảng.
Tháng 12/1990: Chính phủ Czech cho phép Volkswagen thâu tóm hãng xe Skoda.
Tháng 6/1986: Volkswagen mua cổ phần 51% trong Seat - một hãng xe của Tây Ban Nha.