Cảnh sát giao thông xử lý hơn 950 ma men mỗi ngày trong tháng cao điểm

Khôi Nguyên

Từ 20/6 đến nay, sau một tháng thực hiện cao điểm kiểm tra, kiểm soát bảo đảm TTATGT, trung bình một ngày lực lượng CSGT toàn quốc đã phát hiện xử lý hơn 950 trường hợp vi phạm về nồng độ cồn, 440 xe chở quá tải, cơi nới thành thùng.

CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: CSGT.
CSGT kiểm tra nồng độ cồn. Ảnh: CSGT.

Tính từ khi bắt đầu thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT (20/6) đến nay, lực lượng CSGT toàn quốc đã huy động 421.974 lượt cán bộ, chiến sỹ tổ chức tuần tra kiểm soát; đã phát hiện, xử lý 241.896 trường hợp vi phạm TTATGT; phạt tiền 374 tỷ 459 triệu đồng; tước 34.961 giấy phép lái xe, bằng, chứng chỉ chuyên môn; tạm giữ 51.298 phương tiện các loại.

So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 29.250 t/h (+13,76%), tiền phạt tăng 170 tỷ 913 triệu đồng (+84%).

Trong đó, xử lý 28.578 người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới vi phạm về nồng độ cồn (xe tải 205 t/h; xe con 1.695 t/h; xe khách 38 t/h; xe container 08 t/h; xe mô tô 26.571 t/h…); phạt tiền 127 tỷ 052 triệu đồng; tạm giữ 28.578 phương tiện; tước GPLX 18.088 t/h. So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 22.088 t/h (+335%), tiền phạt tăng 99 tỷ 563 triệu đồng (+362%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 10.383 t/h (+57,1%), tiền phạt tăng 48 tỷ 630 triệu đồng (+62%).

Đáng chú ý là các trường hợp vi phạm nồng độ cồn ở mức cao nhất chiếm 29,6% (8.471 t/h), không chấp hành yêu cầu kiểm tra về nồng độ cồn 382 t/h. Thời gian phát hiện các “ma men” nhiều nhất từ 18h-22h (17.703 t/h).

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: TP Hồ Chí Minh (4.260 t/h); Hà Nội (1.616 t/h); Bình Dương (1.251 t/h); Bắc Ninh (1.019 t/h); Bắc Giang (984 t/h); Quảng Ninh (828 t/h); Tây Ninh (761 t/h); Thừa Thiên Huế (734 t/h); Đắk Lắk (711 t/h); Phú Thọ (710 t/h); Gia Lai (680 t/h); Đồng Nai (632 t/h); Bình Phước (593 t/h)...

Lực lượng CSGT đã xử lý 13.210 t/h (lái xe 8.615 t/h; chủ phương tiện 4.595 t/h) phương tiện vận tải hàng hóa vi phạm quy định về “cơi nới” thùng xe, chở hàng quá tải trọng, quá khổ; phạt tiền 64 tỷ 379 triệu đồng; tạm giữ 355 phương tiện; tước GPLX 5.386 t/h (trên các tuyến đường cao tốc đã xử lý 400 t/h, phạt tiền 1 tỷ 976 triệu đồng). Trong đó, xử lý 7.107 t/h chở hàng quá trọng tải (65,5%); 1.856 t/h quá khổ giới hạn (17,1%); 1.883 t/h tự ý cải tạo phương tiện (14,4%). Tháo, cắt thùng xe 3.600 t/h (tự giác tháo cắt: 2.736 t/h; cưỡng chế: 897 t/h).

So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 7.081 t/h (+116%), tiền phạt tăng 41 tỷ 038 triệu đồng (+176%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt tăng 8.335 t/h (+171%), tiền phạt tăng 36 tỷ 193 triệu đồng (+128%).

Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: Hà Nội (1.106 t/h); Thanh Hóa (983 t/h); Bắc Ninh (699 t/h); Phú Thọ (636 t/h); Nghệ An (496 t/h); TP Hồ Chí Minh (491 t/h); Bình Định (386 t/h); Bắc Giang (348 t/h); Quảng Bình (324 t/h); Bình Dương (305 t/h)...

Xử lý 25.201 t/h vi phạm về tốc độ (xe tải 2.662 t/h; xe con 10.241 t/h; xe khách 990 t/h; xe container 170 t/h; xe mô tô 11.053 t/h); phạt tiền 45 tỷ 194 triệu đồng; tạm giữ 875 phương tiện; tước 6.071 giấy phép lái xe. So với cùng kỳ năm 2021, xử phạt tăng 5.538 t/h (+28,2%), tiền phạt tăng 18 tỷ 158 triệu đồng (+67,2%); so với cùng thời gian trước liền kề, xử phạt giảm 1.095 t/h (-4,2%), tiền phạt tăng 2 tỷ 494 triệu đồng (+5,8%).

Lực lượng Cảnh sát đường thủy xử lý 4.472 t/h chở quá vạch mớn nước an toàn; không trang bị hoặc trang bị không đầy đủ phao cứu sinh, thiết bị an toàn kỹ thuật, PCCC: 102 t/h; vi phạm về đăng ký, đăng kiểm: 356 t/h. Một số địa phương có kết quả xử lý vi phạm cao: An Giang (1.189 t/h); Tiền Giang (702 t/h); Cần Thơ (583 t/h); Đồng Tháp (446 t/h); TP Hồ Chí Minh (319 t/h); Hà Nội (286 t/h); Bến Tre (218 t/h); Long An (207 t/h); ...

Đợt cao điểm này kết thúc vào 20/9, tuy nhiên tại hội nghị sơ kết công tác ATGT 6 tháng đầu năm 2022, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, Thứ trưởng Bộ Công an, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGT Quốc gia đã nhấn mạnh, sau cao điểm lực lượng CSGT sẽ tiếp tục duy trì việc kiểm tra xử lý như thời gian cao điểm, các doanh nghiệp, chủ xe không nên có tư tưởng “chờ thời” đợi hết cao điểm thì hoạt động trở lại.

Theo Vneconomy

Tin mới

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tại sao Elon Musk cần Trung Quốc?

Tỷ phú Elon Musk đã giúp hình thành ngành công nghiệp xe điện của Trung Quốc. Nhưng hiện nay ông đang phải đối mặt với những thách thức cũng như sự giám sát ...
Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.