Việt Nam có thêm nhà máy sản xuất ô tô, giải toả “cơn khát” nguồn cung trong nước

Hoàng Lâm

Tập đoàn Thành Công (TC Group) và Tập đoàn ô tô Hyundai vừa khánh thành nhà máy Hyundai Thành Công Việt Nam số 2 (HTMV2) tại khu công nghiệp Gián Khẩu (tỉnh Ninh Bình) có công suất lên đến 100.000 xe/năm.

Xưởng hàn được trang bị thiết bị hàn của hãng Obara và robot hàn của Hyundai Robotic. Dây chuyền hàn của nhà máy được thiết kế dạng module tích hợp cho nhiều dòng xe, tối ưu diện tích nhà xưởng và trang thiết bị hàn. Tại trạm lắp ghép tổ hợp khung thân vỏ,  robot có khả năng  thay đổi đồ gá phù hợp theo từng dòng xe.
Xưởng hàn được trang bị thiết bị hàn của hãng Obara và robot hàn của Hyundai Robotic. Dây chuyền hàn của nhà máy được thiết kế dạng module tích hợp cho nhiều dòng xe, tối ưu diện tích nhà xưởng và trang thiết bị hàn. Tại trạm lắp ghép tổ hợp khung thân vỏ,  robot có khả năng  thay đổi đồ gá phù hợp theo từng dòng xe.  

Nhà máy HTMV2 được xây dựng trên tổng diện tích hơn 50ha, diện tích nhà xưởng 87.000m2, chiều dài đường thử 1,5km (1.503m), có tổng công suất thiết kế đạt 100.000 xe/năm, kết hợp với nhà máy số 1 sẽ đưa tổng công suất xe Hyundai xuất xưởng đạt mức 180.000 xe/năm, phục vụ đáp ứng tốt nhu cầu trong nước cũng như hướng đến thị trường khác trong khu vực.

Nhà máy được thi công và giám sát bởi đội ngũ kỹ sư chuyên gia dày dặn kinh nghiệm từ Việt Nam và Hàn Quốc, theo tiêu chuẩn đồng bộ, tinh gọn, hiện đại của Hyundai toàn cầu.

Dây chuyền di chuyển thân vỏ được thiết kế robot 3 trục có khả năng thay đổi phù hợp với biên dạng, kích thước của từng dòng xe. Trạm sản xuất sườn xe cũng được trang bị và sử dụng hoàn toàn bằng robot. Việc sử dụng robot giúp nâng cao tỉ lệ tự động hóa trong sản xuất, gia tăng độ chính xác của sản phẩm, tối ưu hóa dây chuyền và nhanh chóng chuyển đổi, chuẩn bị hạ tầng để sản xuất những mẫu xe mới nhất của Hyundai tại Việt Nam.

Dây chuyền thiết bị xưởng sơn được thiết kế bởi KOTEC Hàn Quốc có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng nhà xưởng sản xuất ô tô trên thế giới. Dây chuyền được ứng dụng phương pháp sơn 3C1B - 3 lớp sơn với 1 lần sấy để tiết kiệm năng lượng, vật liệu, giảm lượng khí thải phát sinh ra môi trường.

Xưởng sơn cũng ap dụng tự động hóa vào các vị trí quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn trong sản xuất thông qua hệ thống robot của nhà cung cấp tự động hóa hàng đầu thế giới là ABB tại các công đoạn phủ keo gầm, phun sơn và xử lý bề mặt chi tiết nhựa. Việc áp dụng robot giúp đảm bảo chất lượng sơn ở mức cao nhất, đồng thời tiết kiệm vật liệu đến 60%, giảm phát thải ra môi trường.

Dây chuyền lắp ráp được tự động hóa bằng robot Hyundai Robotic tại một số công đoạn nhằm gia tăng sự chính xác và đảm bảo chất lượng. Hệ thống dây chuyền lắp ráp sử dụng các thiết bị hiện đại của VPK, Jeill từ thiết bị siết lực để kiểm soát lực siết đến thiết bị bơm dung dịch để kiểm soát lưu lượng nhằm đảm bảo đúng tiêu chuẩn và dễ dàng phân tích và quản lý dữ liệu.

Dây chuyền lắp ráp sử dụng bằng chuyền tự động bản rộng để tối ưu hóa di chuyển, giảm thiểu lãng phí trong sản xuất, duy trì tính liên tục trong sản xuất. Mỗi chiếc xe được kiểm soát bằng mã QR nhanh gọn chuẩn xác. Dây chuyền kiểm tra xe có khả năng phát hiện lỗi và hiệu chỉnh, cài đặt lại với độ chính xác cao nhất.

Toàn bộ hệ dữ liệu về sản xuất, kiểm soát chất lượng được quản lí bằng thời gian thực, kết nối với hệ thống kiểm soát chất lượng của Hyundai toàn cầu, nhằm đảm bảo chất lượng những chiếc xe được sản xuất tại HTMV2 cũng tương đương như bất cứ nhà máy sản xuất ô tô Hyundai nào khác trên thế giới.

Nhà máy Hyundai Thành Công số 2 được khánh thành và đi vào hoạt động là bước tiến mới trong việc nâng cao năng lực sản xuất và cung ứng các dòng xe Hyundai, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của thị trường, góp phần hiện thực hóa chiến lược phát triển chung của hai tập đoàn, tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự phát triển của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam cũng như sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của đất nước. Đồng thời, đây cũng là sự ghi nhận mối quan hệ hợp tác phát triển kinh tế của 2 nền kinh tế Việt Nam - Hàn Quốc.

Theo Vneconomy

Tin mới

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Giảm phí trước bạ: Cứu cánh cho thị trường ô tô trong nước đang ảm đạm?

Ngay sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Quý Mão 2023, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu lao dốc và ảm đạm dù vừa vượt mốc thị trường nhỏ vào cuối năm 2022. Để kích cầu, nhiều hãng ô tô tại Việt Nam liên tục tung ra những hình thức khuyến mại, ưu đãi lớn. Tuy nhiên, mọi cố gắng dường như chưa đủ sức để giúp doanh số bán hàng của thị trường tăng trưởng trở lại như kì vọng.
Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona 2023 lộ diện với thiết kế “lột xác”

Hyundai Kona đã ra mắt lần đầu tiên cách đây hơn nửa thập kỷ vào năm 2017 và được nâng cấp vào năm 2020. Trước khi năm 2022 sắp kết thúc, nhà sản xuất ô tô Hàn Quốc hiện đang mang đến cái nhìn đầu tiên về Kona thế hệ thứ hai, mẫu xe nhận được sự thay đổi triệt để.
Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Diễn biến trái chiều thị trường ô tô Việt dịp cuối năm

Cận Tết Dương lịch 2023 và Tết Nguyên đán Quý Mão, các hãng xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu tại Việt Nam đang “chạy đua” triển khai các chương trình khuyến mãi, giảm giá để kích cầu. Mặc dù vậy, vẫn có những hãng xe đi ngược số đông vì nhiều lý do.